Tại sao cần đặt câu hỏi?

Đặt câu hỏi luôn được coi là khởi đầu của sự hiểu biết. Người được coi là ông tổ của triết học phương Tây, triết gia Socrates, suốt ngày chỉ lang thang khắp đường phố Athen để đặt câu hỏi với những người được cho là hiểu biết như nhà thơ, nghệ sĩ, triết gia,... Những người được Socrates đặt câu hỏi truy vấn dần dần tự nhận ra bản thân không thật sự hiểu biết như mình nghĩ ban đầu. Dù không ai có thể chiến thắng trong tranh luận với Socrates, nhưng ông luôn nói câu “Tôi chỉ biết một điều là tôi chẳng biết gì”. Với ông, đặt câu hỏi là cách duy nhất để có sự hiểu biết về chính mình.

Để có thêm 1 góc nhìn về tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi, chúng ta cùng theo dõi bài nói chuyện thứ 6 của ngài Krishnamurti trong bộ phim Cuộc cách mạng chân chính:

“Bạn biết đấy, thật khó để đặt câu hỏi. Và ai cũng phải đặt ra các câu hỏi trong suốt đời mình. Càng hỏi, ta càng hiểu về bản thân và cuộc sống. Và tôi nghĩ, trong quá trình hỏi, trả lời và hiểu các câu hỏi đó, mỗi người cần có sự hoài nghi (spot of scepticism). Một người có thể hỏi những câu hỏi thông minh, có tính tranh luận để làm sắc bén hơn tâm trí của mình.

Tôi hy vọng mọi người sẽ hỏi thật nhiều, nhưng cần hỏi đúng. Một câu hỏi sai rõ ràng là sẽ không có câu trả lời. Một câu hỏi đúng thì ngay việc hỏi đã gợi mở câu trả lời. Và để hỏi đúng thì cần phải rất thông minh (a great deal of intelligence), vô cùng nhạy cảm (a great sensitivity), và khả năng hiểu sự phức tạp vô hạn (immense complexity) của cuộc sống.

Ai cũng có thể hỏi. Đó là một điều vô cùng dễ dàng.  Nhưng để hỏi đúng và đi tới tận cùng của sự hoài nghi đó không chỉ ở lời nói, sự thông minh hay cảm xúc mà như là tổng thể, như một vấn đề tổng quát. Tôi hy vọng chúng ta có thể đặt câu hỏi và đồng hành với nhau thật lâu trong hành trình đặt câu hỏi đó.

Q1: Tôi thấy sự đói nghèo ở Ấn Độ. Ngài cũng có từng nhắc tới trong những bài nói trước. Tôi muốn làm điều gì đó. Và tôi đã tới Ấn Độ và giúp đỡ họ vượt qua cơn đói và những nhu cầu tự nhiên khác. Nhưng điều đó có đủ tốt không?

Krishnamurti: Tôi hay bạn tới Ấn Độ giúp đỡ một chút như vậy chẳng đưa mọi thứ tới đâu cả. Bạn có thể cho nhiều người đồ ăn. Bạn làm hết sức mình nhưng có nhiều lắm những 470 triệu người. Tôi không cười nhạo gì việc làm đó nhưng nó chẳng giải quyết triệt để vấn đề.

Vậy, điều gì sẽ giải quyết vấn đề?

Vấn đề ở đây là gì? Đó là nạn đói (hunger), thiếu áo quần, thiếu chỗ ở. Tất cả những vấn đề đó.

Những vấn đề đó sẽ được giải quyết như nào?

Không phải bởi một quốc gia nào đó. Giống như tôi hay bạn tới Ấn Độ để giải quyết chúng vậy. Chúng ta chẳng thể làm được điều đó. Sẽ không có quốc gia nào giải quyết được triệt để. Chính phủ Ấn Độ chẳng thể giải quyết được. Họ có thể giả vờ làm vậy và họ đã làm như thế.

Như vậy, điều ngăn cản giải pháp cho vấn đề này là chủ nghĩa dân tộc (nationalism). Cờ của nước tôi, cờ của nước anh. Đất nước tôi, đất nước anh. Và sự phân chia lãnh thổ cai trị bởi các nhà chính trị. Đó là một trong các yếu tố quan trọng ngăn cản chấm dứt nạn đói (starvation).

Giờ đây, khoa học nỗ lực tạo ra lương thực, quần áo, nơi ở cho mọi người. Nó không hoàn thành sứ mệnh. Bởi vì, anh là người Anh, tôi là người Nga hay người Ấn. Anh có hệ tư tưởng riêng, tôi có hệ tư tưởng riêng. Vua của tôi, vua của anh. Quân đội của tôi, quân đội của anh. Tất cả những điều đó ngăn cản chúng ta.

Vì thế, đó là vấn đề của cả thế giới, không phải của riêng một cá nhân, một đất nước.

Q2: Vậy theo ông thì điều gì giúp chúng ta vượt qua rào cản phân chia quốc gia, dân tộc này?

Krishnamurti: Trước hết, mỗi người cần giải phóng bản thân khỏi sự phân chia này. Không còn nghĩ mình là người Mỹ, người Ấn, … Sau đó, đứng dậy gào thét, làm mọi thứ, không phải những thứ nhỏ nhặt. Khi đó, bạn đã gieo một hạt mầm mà rồi đây nó sẽ đâm rễ, ra chồi. Tất cả chỉ có vậy.

Vậy, nếu mỗi con người được giáo dục, có văn hoá mà thực sự nghiêm túc muốn giải quyết vấn đề này thì họ sẽ làm điều đó.

Giống như chiến tranh. Chúng ta đã chấp nhận chiến tranh như là một mặt của đời sống (a way of life). Tất cả mọi người đều cho như vậy hàng thế kỷ nay. Để chấm dứt chiến tranh, nếu ai đó thực sự quan tâm tới tiến trình cuộc sống như một con người (as a human being) thì sẽ giải quyết được chiến tranh.

Q3. Tuần trước, ngài đã nói tới con người có tâm trí rõ ràng và nhìn đời rộng hơn. Nhưng tôi thấy có vẻ như một người có thể sẽ có tâm trí rõ ràng và sự hiểu biết rộng lớn hơn về cuộc đời nếu ngài mổ sẻ (attack) một phần cụ thể của nó và thấy được một kết quả, từ đó hiểu điều gì đã xảy ra sâu sắc hơn và gia tăng sự hiểu biết.

Krishnamurt: Tôi hiểu rồi. Bạn cho là có các mảnh ghép (fragments) kinh tế (business), tôn giáo (religious) chính trị (politics), science (khoa học), … vân vân. Và với việc tìm hiểu (going through) các mảnh ghép này sẽ giúp bạn hiểu tổng thể đúng không?

Bạn có hiểu ẩn ý ở đây không? Liệu một người sẽ mất bao lâu để tìm hiểu hết từng mảnh ghép này?

Q4:  Ý ngài cho rằng điều đó là bất khả?

Krishnamurti: Bất khả. Hoàn toàn không thể nào. Do đó, họ nói chúng ta hãy ghép những mảnh ghép này lại với nhau. Một lần nữa, điều này lại bất khả. Bởi vì vài mảnh ghép không tạo nên tổng thể. Vậy làm sao bạn có thể hiểu điều gì đó một cách trọn vẹn?

Trước hết, rõ ràng là một mảnh ghép không phải toàn bộ. Và các mảnh ghép ghép lại không thể nào tạo nên toàn cảnh. Do đó, không cần thiết phải tìm hiểu toàn bộ các mảnh ghép đó. Nó giống như việc nói rằng bạn cần phải xay xỉn thì mới hiểu sự tỉnh táo (sobriety) là gì. Và cuộc đời quá ngắn ngủi để bạn có thể tìm hiểu hết mọi thứ. Nếu đã rõ ràng như thế thì làm thế nào để một người có thể nhìn mọi thứ một cách trọn vẹn (see the whole of something)?

Cuộc đời có buồn (sorrow), cái chết (death), tình yêu (love), gia đình (family), chính trị (politics), kinh tế (economics), trò vui tiêu khiển (amusements),  giải trí (entertainment), khổ sở (misery). Bạn nhìn trọn vẹn cuộc đời bằng cách nào? Nếu đó là một câu hỏi nghiêm túc cần truy vấn, làm bạn sẽ làm như nào?

Khi bạn nói “có thể” hoặc “không thể” là bạn đã chấm dứt mọi thứ rồi. Bạn đã ngừng việc điều tra lại. Khi nói “không thể” thì bạn đã khoá mình lại rồi.

Khi tôi nói “không có Chúa” thì lúc đó tôi đã khóa mình lại rồi. Hoặc khi tôi nói “có Chúa” thì tôi cũng đã khoá mình lại rồi. Nhưng khi tôi nói tôi thực sự không biết, hãy cùng tìm hiểu thì tôi sẽ có năng lượng để khám phá nó. Đúng không nhỉ?

Vì thế, chúng ta đừng nói “có” hay “không”, đừng chọn thái cực nào hết.

Làm sao bạn nhìn mọi thứ và cuộc đời một cách trọn vẹn?

Chúng ta đã tiếp cận mọi thứ bằng các công cụ, thói quen cũ. Bạn hãy loại bỏ hết chúng đi. Không phải vì định kiến với chúng. Nhưng bạn thấy đấy, chúng chẳng giải đáp được. Giờ đây khi bạn rũ bỏ chúng vì chúng không giúp giải đáp được câu hỏi, tâm trị bạn trở nên sắc bén hơn có phải không?

Q5: Nếu ngài đang đi đúng đường thì đúng vậy.

Krishnamurti: Dĩ nhiên rồi. Bạn đã loại bỏ chúng. Tâm trí bạn trở nên sắc bén (sharp) vì bạn không còn đi theo cách cũ nữa.

Q6: Nhưng anh ấy cần có kinh nghiệm về cái toàn vẹn để có thể hiểu mọi thứ trọn vẹn.

Krishnamurti: Không. Không. Để thấy mọi thứ trọn vẹn, bạn cần một tâm trí sắc bén, một tâm trí rõ ràng, một tâm trí không thiên vị (not biased). Một tâm trí không nói rằng “tôi thích cái này, tôi không thích cái kia”.

Q7: Một tâm trí trong khuôn khổ và kỳ vọng được dẫn dắt sẽ không thể nhìn thấy sự thật. Nhưng liệu điều đó có đủ để khẳng định một tâm trí tự do sẽ nhìn thấy sự thật.

Krishnamurti: Nếu bạn muốn nhìn thấy thung lũng kia từ phía ngọn đồi thì bạn sẽ kiểm tra mọi thứ đúng không? Điều đó có nghĩa tâm trí bạn không còn chỉ gắn với trường Thacher hoặc một trường cụ thể nào đó. Bạn nhìn toàn cảnh thung lũng.

Như vậy, đây là một bản đồ phức tạp về cuộc đời. Kinh tế hay tất cả những thứ khác, vô cùng phức tạp. Và để hiểu tất cả, bạn cần phải tự do nhìn nhận. Bạn không thể nhìn khi nói rằng “Chà, bạn chỉ có thể nhìn nó với những mảnh ghép tách rời”. Do đó, bạn cho là cần phải giải phóng tâm trí khỏi sợ hãi. Cứ khi sợ hãi, nỗi sợ đó sẽ ẩn trú trong một niềm tin. Thiên Chúa hay bất kỳ niềm tin nào. Vì nỗi sợ cần sự thoải mái, an toàn, hy vọng và tất cả mọi thứ khác. Vì vậy, sợ hãi điều gì như chết hoặc bất kỳ điều gì khác thì nỗi sợ đó đều ẩn trú trong điều gì đó. Do đó, dù bạn tin vào luân hồi hay điều gì thì cũng giống nhau vì chúng đều được sinh ra từ nỗi sợ. Câu hỏi cần đặt ra là có thể loại bỏ hoàn toàn sợ hãi không?

Tôn giáo và văn hoá cổ cho rằng niềm tin, không phải sự biết, là quan trọng.

Q8: Ngài phải biết sợ hãi là gì thì mới loại bỏ được chúng chứ?

Krishnamurti: Khi tôi sợ bạn, tôi tạo ra rào chắn phòng thủ và không dám nhìn vào bạn. Tôi chỉ có thể nhìn bạn khi tôi không còn sợ bạn.”

 
 

(Đức Đông Stellar dịch)

Bài viết cùng danh mục