"Home" hay "House"? Hiểu và sử dụng như nào cho đúng?
Tại sao nói “I stay at home” thì đúng mà nói “I stay at house” lại sai?
Nói “I’m home” hay “I’m at home” là đúng?
Tại sao nói “go home” thì đúng mà nói “go house” thì lại sai?
Cùng diễn tả nghĩa là “nhà” nhưng khi nào dùng “home”, khi nào dùng “house”?
Khi không đặt ra nhưng câu hỏi tại sao thì chúng ta thường mặc nhiên coi những gì mình nghe được, đọc được là đúng và cứ thế sử dụng. Dù sử dụng đúng nhưng không biết tại sao lại thế. Với nhiều người, chỉ cần đọc đúng, viết đúng là được rồi, đâu cần biết tại sao làm gì. Như thế thì mới chỉ dừng ở mức biết, hiểu và sử dụng mà khó có thể đạt được tới mức sáng tạo – là mức cao nhất trong 6 mức đánh giá học tập mà Stellar áp dụng.
So sánh “house” và “home” khi cùng diễn tả nghĩa là "nhà"
Tiêu chí |
House |
Home |
Nghĩa |
|
|
Từ loại |
Danh từ bất định |
Danh từ xác định; Tính từ; Trạng từ |
“House” diễn tả nghĩa là 1 cái nhà được xây lên từ gạch, ngói, xi măng để làm nơi trú ngụ. “House” có thể dùng để diễn tả bất kỳ một ngôi nhà nào, có thể có người sống hoặc không. Nói cách khác, bản thân từ “house” là 1 Danh từ bất định. Do đó, luôn cần 1 Từ hạn định đứng trước “house” để làm rõ xem ngôi nhà đang nói đến là ngôi nhà nào.
“Home” diễn tả nghĩa là bất kỳ nơi nào mà con người trú ngụ và coi nó là nhà mình, đó có thể là 1 cái nhà, 1 căn hộ trong 1 toà nhà chung cư, 1 túp lều hay 1 con thuyền lênh đênh giữa dòng sông. “Home” dùng khi diễn tả chính nơi bạn trú ngụ, ở đó luôn có sự sống. Ở đó, bạn có người thân, có tình cảm gia đình. Nói cách khác, bản thân từ “home” là 1 Danh từ đã xác định. Do đó, trước từ “home” có thể dùng Từ hạn định hoặc không cần.
Một vài câu ví dụ để cảm nhận sự khác biệt:
It’s a house until someone moves into it, then it’s a home. (Đó là 1 “house – ngôi nhà” cho tới khi ai đó chuyển tới sống thì nó trở thành 1 “home - nơi sinh sống”)
Home is where your heart is, a house is not. (“Home” là nơi có tình người. “House” thì không có)
I can make them a house, but they have to make home by themselves. (Tôi có thể xây cho họ 1 “ngôi nhà”, nhưng chính họ phải tạo dựng “hạnh phúc gia đình”)
Sự khác biệt về từ loại:
- Home: Danh từ, Tính từ, Trạng từ
VD: Forest is the home of many animals. (Danh từ)
It is a home match of MU. (Tính từ)
He has gone home. (Trạng từ)
- House: Danh từ
VD: That is a beautiful house.
Tại sao “go home” mà không phải “go house”?
"Home" có thể là 1 Trạng từ nên không cần Giới từ. Do đó nói “go home” là đúng Ngữ pháp.
"Go home" có nghĩa là về nhà của người nói. Khi người nói muốn tới nhà ai đó thì nó rõ "go someone’s home".
"House" là 1 Danh từ không xác định nên cần Giới từ và Từ hạn định đứng trước. Ví dụ nói “go to a house” hoặc “go to someone’s house”. Nói “go house” là sai Ngữ pháp.
Sự khác nhau giữa “I am home” và “I am at home”
Cả 2 cách nói này đều đúng Ngữ pháp nhưng khác nhau về nghĩa.
- “I am home” – Tôi đã về nhà (vừa đi từ đâu về nhà và nói cho ai đó biết rằng đã về tới nhà)
- “I am at home” – Tôi ở nhà (không đi đâu cả, chỉ ở nhà)
Chuyện kể rằng …
Khánh sinh ra và lớn lên ở Thái Bình. Khánh học giỏi và được bố mẹ cho đi học Đại học trên Hà Nội. Học Đại học xong, Khánh đi làm cho Trung tâm tiếng Anh Enpro. Nghe đâu lương những hơn nghìn Đô.
Bố mẹ Khánh dưới quê mừng lắm. Thế nhưng cũng hơn buồn vì Khánh chưa mua được nhà, chưa lấy vợ, vẫn đi ở trọ.
Một hôm đang giảng bài “Home hay House? Hiểu và sử dụng như nào cho đúng?”, thì 1 học sinh hỏi Khánh: “Thầy ơi, “your house” ở đâu?”
Vì là thầy giáo nên Khánh có thói quen suy nghĩ thận trọng mới trả lời. “Con muốn biết “my house” à?” – Khánh hỏi lại, vẻ mặt bỗng nhiên trở nên trầm tư.
“Thầy đang ở trọ, nó không phải nhà thầy. Do đó, thầy không thể gọi nó là “my house” được. Thế thì “house” của thầy ở tận dưới quê Thái Bình, nơi bố mẹ thầy đang sống cơ.”
Đứa nhỏ thông minh hỏi lại: “Thế “home” của thầy cũng ở quê ạ?”
Khánh hơi bất ngờ nhưng mau chóng lấy được lại vẻ điềm tĩnh và khoan thai trả lời: “Trên Hà Nội này, dù không có “house” nhưng thầy vẫn có “home”. Đó là nơi thầy sống và làm việc hàng ngày. Nơi đó có tình bạn, tình thân, nói chung là tình người. Mỗi khi tan lớp, thầy chia tay các em để “go home”, tức là về nhà.”
Đứa nhỏ vẫn tò mò hỏi: “Thầy có bao giờ nhớ bố mẹ ở quê không.”
“Có chứ! Thầy nhớ nhà thường xuyên con ạ.” Khánh trả lời một cách hồn nhiền như một đứa trẻ mà không biết rằng đã sa bẫy của đứa nhỏ.
“Trong tiếng Anh, “homesick” là nhớ nhà. Thầy bảo “home” của thầy ở trên này, là nơi thầy sống hàng ngày. Vậy khi thầy nói nhớ nhà thì “home” đó lại ở dưới quê ạ?
Đứa nhỏ vừa dứt lời thì tiếng chuông báo hiệu kết thúc tiết học tiếng Anh hôm đó vang lên.
Khánh vô cùng bất ngờ trước sự lanh lợi của đứa nhỏ. Vì hết giờ nên Khánh hẹn sẽ trả lời thắc mắc của đứa nhỏ vào tiết học sau.
...