Chương trình học chủ động của Stellar sử dụng thang đo nhận thức Bloom 6 cấp độ để đánh giá kết quả của học viên.
Học tập là một hành trình chủ động trải qua 6 cấp độ có thể được tóm lược như sau:
- Để hiểu một kiến thức, trước hết cần phải nhớ kiến thức đó
- Để áp dụng một kiến thức, trước hết cần phải hiểu kiến thức đó
- Để phân tích một kiến thức, trước hết cần phải áp dụng kiến thức đó
- Để đánh giá một kiến thức, trước hết cần phải phân tích kiến thức đó
- Để sáng tạo một tri thức mới, trước hết cần phải đánh giá kiến thức đã có
Bảng phân tích chi tiết nội dung từng cấp độ trong hành trình học Ngữ pháp theo Quy luật.
Cấp độ
|
Định nghĩa
|
Tiêu chí đánh giá kết quả của 1 bài học
Ví dụ với câu "She goes to school"
|
1
NHỚ
|
Nhớ là năng lực gợi lại các thông tin, nội dung mà không nhất thiết phải hiểu chúng.
|
Tổng quan:
- Học sinh biết cách đặt câu hỏi tư duy khi phân tích ngữ pháp một câu tiếng Anh.
- Học sinh đang bắt đầu thay đổi được tư duy (mindset) khi học ngữ pháp: học để hiểu, học 1 để biết 10, biết 100, chứ không đơn thuần là ghi nhớ và học thuộc như cách học cũ.
Cụ thể:
- Biết được loại từ, nghĩa và cách dùng của Đại từ trong câu.
- Biết được tổng quan một Đại từ sẽ có bao nhiêu dạng thay vì học từ nào biết từ đó như cách học cũ.
- Biết được loại từ, nghĩa và cách dùng của từ “go”
- Biết được tổng quan một Động từ sẽ có bao nhiêu dạng thay vì học từ nào biết từ đó như cách học cũ.
|
2
HIỂU
|
Hiểu là năng lực hiểu ý nghĩa của nội dung học và giải thích được các nội dung đó.
|
Tổng quan:
- Hiểu được quy trình 2 bước để nhận dạng đúng dạng Đại từ thay vì đơn giản nghĩ rằng tiếng Anh nó phải viết như vậy.
- Có được kiến thức tổng quan 5 dạng của Động từ thay vì học từ gì biết từ đó như cách học trước đây.
Cụ thể:
- Hiểu được Quy luật vị trí của “She” đi với từ gì.
- Hiểu được tại sao ở câu này, “Cô ấy” viết là “She”.
- Hiểu được Quy luật vị trí của “Her” đi với từ gì.
- Giải thích được tại sao viết “goes” mà không viết dạng khác của “go” trong câu này.
|
3
ÁP DỤNG
|
Áp dụng là năng lực vận dụng các thông tin hiểu biết ở cấp độ 2 bên trên vào những bài tập mới, cấu trúc mới, giải quyết được các dạng bài tập có liên quan.
|
Tổng quan:
- Vận dụng Quy trình và Quy luật đã học vào làm bài tập theo các bước sau:
+ Mô tả khái quát (sketch) vấn đề cần giải quyết.
+ Vẽ ra sơ đồ (mindmap) tổng quan các trường hợp có thể xảy ra.
+ Thử nghiệm (experiment) lựa chọn (choose) ra trường hợp phù hợp nhất với ngữ cảnh của câu.
Quá trình đánh giá (judge) và xác định (determine) này dù cần nhiều thời gian hơn so với cách học Ngữ pháp truyền thống nhưng từ đó người học hiểu sâu hơn các nguyên lý Ngữ pháp của từng dạng từ.
- Chỉ cần làm bài tập 1 lần duy nhất, không phải làm đi làm lại.
- Quá trình diễn giải (interpret) là cấp độ cao hơn của cấp độ hiểu, giúp người học biến kiến thức học thành của riêng mình, không lo bị quên, không cần học lại.
Cụ thể:
- Viết đúng câu và làm được bài tập cho mọi câu tiếng Anh có từ “She”
- Làm đúng và giải thích được tất cả các bài tập có từ “She” đi với Động từ
|
4
PHÂN TÍCH
|
Phân tích nghĩa là chúng ta biết chia nhỏ kiến thức thành nhiều phần nhỏ để có thể chỉ ra các yếu tố, các mối liên hệ, và biết tìm ra mối liên hệ giữa các thành phần đó với nhau.
|
Tổng quan:
- Cấp độ PHÂN TÍCH này là mức tổi thiểu mà chương trình học Ngữ pháp theo Quy luật hướng tới khi xây dựng nội dung học.
- Nhờ triết lý học từ nguyên lý, hiểu tận gốc rễ mà ở cấp độ này người học làm được các điều sau:
+ Chia nhỏ kiến thức thành nhiều phần nhỏ.
+ Phân tích được mối liên hệ giữa các phần đó với nhau.
+ Giải thích và phân biệt được vị trí, cách sử dụng, cấu trúc của các phần đó.
+ Phân tích được khi nào dùng cách A, khi nào dùng cách B, tại sao không dùng cách C...
Cụ thể:
- “She” có 5 dạng và ở câu này, tình huống này thì dùng dạng nào, tại sao…
- “Động từ” luôn có 5 dạng và ở câu bài tập này thì dùng dạng nào, tại sao...
|
5
ĐÁNH GIÁ
|
Đánh giá là việc đưa ra nhận định, phán quyết về giá trị của kiến thức đã học.
|
Tổng quan:
- Đây là cấp độ tư duy cao, cũng là một mục tiêu mà chương trình học Ngữ pháp theo Quy luật hướng tới và yêu cầu người học phải làm được ngay từ những bài học đầu tiên.
- Vận dụng nguyên lý, quy luật đã học để phân tích, tìm hiểu và so sánh các trường hợp khác nhau của cùng một chủ điểm ngữ pháp.
- Rèn luyện được các năng lực gồm: Tranh luận (argue), đánh giá (assess), tranh cãi (debate), bảo vệ (defend), đo lường (measure), và xem lại (review) cho mọi chủ điểm ngữ pháp.
Cụ thể:
- Đánh giá tính đúng đắn khi viết “She goes” để khẳng định không thể viết khác.
- Đánh giá tính hợp lí của Quy luật Đại từ, Quy luật Động từ.
|
6
SÁNG TẠO
|
Sáng tạo là khả năng tạo ra cái mới từ những cái đã biết, là nấc thang cao nhất mà con người có thể đạt đến.
|
Tổng quan:
- Năng lực sáng tạo tùy thuộc vào khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Mỗi bài học đều cung cấp cách đặt câu hỏi tư duy, từ đó giúp người học nhìn được một câu tiếng Anh bất kỳ cần phải nắm được kiến thức gì, có những gì cần phải giải quyết.
- Mỗi bài học cũng đều đưa ra Quy trình chi tiết để người học có được kim chỉ nam hướng dẫn đi từ bước nào tới bước nào nhằm giải quyết vấn đề.
Cụ thể:
- Từ sơ đồ tư duy tổng quan của “She”, của “Go” và Quy luật vị trí của mỗi dạng từ, học sinh tổng hợp nên được tổng quan các cấu trúc câu cho tất cả các trường hợp.
- Học sinh có khả năng tự tạo ra câu mới với Quy luật Ngữ pháp đã học.
|