Tại sao cần học Ngữ pháp?
Ngữ pháp (Grammar) là 1 trong 7 môn học giáo dục khai phóng cổ điển bên cạnh Lập luận (logic), Hùng biện (Rhetoric), Số học (arithmetic), Hình học (Geometry), Âm nhạc (Music) và Thiên văn (Astronomy). Đây là những môn học được giảng dạy nhằm bồi dưỡng nên những “con người tự do”. Một người tự do thì không thể thiếu khả năng sử dụng ngôn ngữ đúng đắn và sắc sảo.
Ngữ pháp là gì?
Ngữ pháp là cú pháp của ngôn ngữ. Nó là hệ thống quy tắc, quy luật kết hợp từ để tạo nên mệnh đề, kết hợp mệnh đề để tạo nên câu. Ngôn ngữ là phương tiện thể hiện và truyền tải suy nghĩ, tư tưởng. Do đó, chúng ta phải học ngữ pháp để có năng lực viết và nói đúng suy nghĩ của mình.
Nhiều người cho rằng không cần học ngữ pháp nếu chỉ muốn giao tiếp thông thường. Trong giao tiếp đời thường, nhiều câu nói dân dã không tuân thủ quy tắc ngữ pháp nhưng mọi người vẫn hiểu. Dù vậy, nếu không có kiến thức về ngữ pháp thì ta rất khó để tạo ra câu nói đúng trong nhiều tình huống giao tiếp. Một câu nói sai ngữ pháp sẽ khiến người nghe khó hiểu, làm giảm hiệu quả giao tiếp.
Thực tế luôn có sự khác biệt giữa văn nói và văn viết. Trong văn viết, yêu cầu về ngữ pháp và chính tả luôn khắt khe hơn văn nói. Một văn bản với nhiều lỗi ngữ pháp là một văn bản khó hiểu, phản ánh trình độ sử dụng ngôn từ kém của người viết.
Học ngữ pháp là học những gì?
Một người thành thạo ngữ pháp cần có 3 năng lực:
1. Nắm được các từ loại.
Mỗi từ tiếng Anh sẽ thuộc 1 trong 8 loại từ sau:
- Danh từ (Nouns)
- Động từ (Verbs)
- Tính từ (Adjectives)
- Trạng từ (Adverbs)
- Đại từ (Pronouns)
- Giới từ (Prepositions)
- Liên từ (Conjunctions)
- Thán từ (Interjections)
Khi học từ vựng, chúng ta luôn cần học nghĩa, phát âm và từ loại của từ. Nắm được các loại từ là yêu cầu căn bản để tạo lập câu đúng.
2. Nắm được mối liên hệ giữa các từ loại trong câu.
Mối liên hệ giữa các từ loại trong câu chính là trật tự từ trong câu. Mỗi từ loại sẽ có một vai trò và yêu cầu về vị trí khác nhau trong câu. Nếu sắp xếp sai trật từ thì câu sẽ trở nên khó hiểu hoặc thậm chí là vô nghĩa.
3. Nắm được cấu trúc câu.
Một câu tiếng anh luôn có cấu trúc dạng: S + P
Trong đó: S là Chủ ngữ (Subject) và P là Vị ngữ (Predicate).
Thành phần chính của Vị ngữ là Động từ, ngoài ra có thể có Tân ngữ (Object). Do đó, cấu trúc câu có thể viết lại là: S + V + (O)
Ngoài ra, trong câu còn có các từ bổ trợ đóng vai trò là Bổ ngữ nhằm bổ sung thông tin cho các từ loại khác.
Dạy và học ngữ pháp như nào là tốt nhất?
Câu hỏi tiếp theo cần đặt ra là làm sao để dạy và học ngữ pháp cho hiệu quả nhất?
Cách dạy truyền thống là giúp học sinh trả lời được câu hỏi “what – cái gì” để xác định được mỗi thành phần trong câu. Với cách này, học sinh biết thành phần của mỗi câu nhưng không lí giải được “why - tại sao” lại sử dụng thành phần đó và vị trí mỗi thành phần trong câu như thế nào.
Cách thứ 2 là hướng dẫn học sinh đặt và trả lời câu hỏi “why - tại sao”. Thay vì hỏi “what” thì chúng ta đặt ra câu hỏi “why”. Thay vì học cấu trúc rời rạc theo kiểu học vẹt, học thuộc lòng thì học lí do, nguyên nhân sử dụng từ vựng và cấu trúc.
Stellar xây dựng nội dung và chương trình giảng dạy Ngữ pháp theo cách thứ 2 với triết lý “học bản chất, dùng thực tiễn”. Stellar dạy cho học sinh cách học, cách tư duy tự học. Giáo viên và nội dung học đóng vai trò hỗ trợ học sinh tìm tòi, khám phá Quy luật Ngữ pháp. Những gì học sinh học được là bản chất, áp dụng được luôn và có thể dạy được cho người khác dễ dàng. Học 1 lần, sử dụng trọn đời.