Quy tắc viết chính tả tiếng Anh
Bài viết này giới thiệu những quy tắc viết chính tả tiếng Anh căn bản.
1. Viết hoa (capital letters)
Viết hoa chữ cái đầu của các loại từ sau:
- Tên ngày, tháng và tên ngày lễ
Sunday (Chủ nhật) Tuesday (Thứ 3) March (Tháng 3) September (Tháng 9)
Easter (Lễ Phụ Sinh) Christmas (Lễ Giáng Sinh)
- Tên riêng của người, địa điểm
John Mary
Canada The United States Mars
North Africa The Ritz Hotel The Super Cinema
- Chức danh
Mr. Smith (Ông Smith) Professor Jones (Giáo sư Jones) Colonel Blake (Thiếu tá Blake) Dr. Webb (Tiến sĩ Webb)
- Tên quốc gia, quốc tịch
He’s Russian (Anh ấy là người Nga)
I speak German (Tôi nói tiếng Đức)
Japanese history (Lịch sử Nhật Bản)
Catalan cooking (Phương thức nấu ăn Catalan)
- Từ đầu tiên và thường gồm cả các từ khác nhưng quan trọng trong tên sách, tên vở kịch, tên phim, tên ảnh, tên tạp chí, …
Gone with the wind (hoặc) Gone with the Wind (Cuốn theo Chiều Gió)
New Scientist (Tạp chí Khoa học Mới)
2. Tại sao viết ch & tch; k &ck?
- Sau 1 nguyên âm cuối từ, ta thường viết [ck] biểu thị cho âm /k/ và viết [tch] biểu thị cho âm /tʃ/
Ví dụ:
back neck sick lock stuck
catch fetch stitch botch hutch
Ngoại lệ: rich, which, such, much.
- Sau 1 phụ âm và 2 nguyên âm, ta viết [k] biểu thị cho âm /k/ và viết [ch] biểu thị cho âm /tʃ/
Ví dụ:
bank work talk march bench
break book week peach coach
3. Hiện tượng gấp đôi phụ âm khi thêm hậu tố (ví dụ -ed, -ing, -er, -est)
- Lí do phải gấp đôi phụ âm liên quan tới bản chất của âm tiết và cách phát âm của nguyên âm
Trong 1 âm tiết, nếu có phụ âm sau nguyên âm thì đó là 1 âm tiết đóng và nguyên âm sẽ được phát âm thành nguyên âm ngắn. Nếu sau nguyên âm không có phụ âm thì đó là 1 âm tiết mở và nguyên âm sẽ được phát âm thành nguyên âm dài.
Xét theo mặt chữ viết thì nếu giữa 2 nguyên âm có 1 phụ âm thì phụ âm đó thường sẽ thuộc về âm tiết phía sau. Nhưng nếu giữa 2 nguyên âm có 2 phụ âm thì mỗi phụ âm sẽ thuộc về một âm tiết.
Như vậy, gấp đôi phụ âm để đảm bảo chắc chắn nguyên âm trong âm tiết ngay trước hậu tố mới thêm được phát âm là 1 nguyên âm ngắn.
Ví dụ:
Hoping – /‘həʊ.piŋ/ Hopping - /’hɒ.piŋ/
Dining - /’dai.niŋ/ Dinner - /’di.nə/
- Trong tiếng Anh – Mỹ, chỉ những âm tiết cuối từ được nhấn trọng âm thì khi thêm hậu tố mới cần gấp đôi phụ âm. Trong tiếng Anh – Anh thì không xét theo âm nhấn hay không nhấn, tất cả đều cần gấp đôi phụ âm.
Ví dụ: travel => travelling (Anh-Anh); traveling (Anh-Mỹ).
4. Viết dấu chấm sau chữ viết tắt
Dấu chấm (full stop, dot) thường được viết cuối câu tường thuật, là dấu hiệu kết thúc 1 câu.
Trong tiếng Anh-Mỹ, người ta thường viết dấu chấm sau từ viết tắt. Nhưng trong tiếng Anh-Anh thì người ta không viết dấu chấm.
Ví dụ:
Anh-Anh Anh-Mỹ
Mr Lewis Mr. Lewis
U S A U.S.A.
etc etc.
5. Viết dấu gạch ngang "-"
Không có quy tắc cố định cho việc sử dụng dấu gạch ngang "-" nhưng nó thường được dùng trong các trường hợp sau:
- Trong tính từ ghép: blueeyed, broken-hearted, grey-green, nice-looking.
- Khi sử dụng 1 cụm từ như tính từ trước danh từ: an outof-work lorry driver, a tenpound note.
- Trong danh từ ghép có từ đầu được nhấn trọng âm: bookcase, make-up.
6. Viết [ie] hay [ei]
Âm /i:/ thường được ký âm bởi [ie], ít khi được ký âm bởi [ei].
Có một giai điệu mà trẻ em ở Anh hoặc Mỹ thường đọc đó là:
“i before e. Except after C”
“i đứng trước e, ngoại trừ sau c”
Ví dụ: believe chief field grief
ceiling deceive receive receipt
7. Viết [ise] hay [ize]
Trong tiếng Anh-Anh, nhiều động từ có hậu tố [-ise] hoặc [-ize].
Nhưng trong tiếng Anh-Mỹ, hậu tố [ize] được ưu tiên sử dụng hơn.
Ví dụ: mechanize/mechanise
computernize/computernise
Đôi khi chúng ta cũng gặp hậu tố [-yse]: analyse.
Note: Nếu không chắc [-ise] hay [-ize] thì chúng ta cứ viết [-ise].