Phân tích bản chất ngữ pháp của “USED TO”
Có thể bạn sẽ đọc đâu đó bài viết nói về sự khác nhau giữa “used to do something” và “be/get/become used to something” và “be/get/become used to doing something”. Khi đọc xong thì bạn thấy được chúng diễn tả nghĩa khác nhau nên có cách ghép từ khác nhau. Thế nhưng một thời gian sau bạn lại quên và lại phải tìm kiếm thông tin để đọc lại. Đó là vì bạn chưa thật sự hiểu sự khác nhau mang tính bản chất ngữ pháp. Bạn mới chỉ được cho biết cấu trúc và ý nghĩa mà cấu trúc diễn tả.
Bài viết này sẽ phân tích các trường hợp của “USED TO” để bạn thấy được bản chất về mặt ngữ pháp của cụm từ này, giúp bạn hiểu sâu và nhớ lâu.
1. Từ loại và Nghĩa của “USED TO”
Trong cụm từ “USED TO”, “USED” có thể đóng vai trò là Động từ hoặc Tính từ trong câu, và “TO” là giới từ.
-
Động từ “USED TO”: diễn tả điều đã tồn tại hoặc xảy ra lặp lại trong quá khứ nhưng bây giờ không còn tồn tại hoặc xảy ra nữa.
-
Tính từ “USED TO”: là quen thuộc với cái gì đó, có nghĩa giống với từ “similar to”
2. Sử dụng Động từ “USED TO”
Khi “USED TO” được sử dụng như một động từ trong câu thì nó chỉ có 1 dạng quá khứ này.
Trong trường hợp này, sau Giới từ “TO” sẽ là một động từ nguyên thể.
Ví dụ:
We used to go out more often. (Trước đây, chúng tôi thường đi ra ngoài hơn)
He never used to smoke. (Trước đây, tôi chưa từng hút thuốc)
My grandmother said winters used to be harder here. (Bà tôi nói, trước đây, mùa đông ở đây khắc nghiệt hơn)
Với câu phủ định và câu hỏi Yes - No, vì có trợ động từ “DID” diễn tả quá khứ nên từ “USED” sẽ được viết về dạng nguyên thể để đảm bảo đúng Quy luật - mỗi chủ ngữ chỉ có một động từ chia thì.
Ví dụ:
Did you use to work there? (Trước đây bạn từng làm ở đó à?)
It didn't use to be like that. (Trước đây tôi không giống như vậy)
He didn't use to smoke. (Trước đây anh ấy không hút thuốc)
3. Sử dụng Tính từ “USED TO”
Khi “USED TO” là Tính từ thì trước nó sẽ cần một Động từ liên kết, thường là “BE”, “GET”, “BECOME”. Trong trường hợp này, sau Giới từ “TO” sẽ là một Danh từ hoặc Danh động từ (V-ing).
“BE USED TO” diễn tả sự quen thuộc với cái gì đó.
“GET USED TO” diễn tả việc dần trở nên quen thuộc với cái gì đó.
“BECOME USED TO” diễn tả việc trở nên quen thuộc với cái gì đó.
Ví dụ:
I'm not used to driving this car yet. (Hiện giờ, tôi không quen với việc lái chiếc xe ô tô này)
He is used to criticism. (Anh ấy quen với sự chỉ trích) = He is used to being criticized. (Anh ấy quen với việc bị chỉ trích)
The dog will need a few days to become used to its new home. (Con chó này sẽ cần vài ngày để trở nên quen thuộc với ngôi nhà mới)
I've been out of school for so long that I'm not used to studying anymore. (Tôi đã xa rời trường học lâu tới nỗi tôi không quen với việc học nữa)
She quickly got used to the warm weather. (Cô ấy nhanh chóng dần trở nên quen thuộc với khí hậu ấm áp này)
Một từ có thể đóng vai trò từ loại khác nhau trong các câu khác nhau. Và mỗi từ loại sẽ có một quy luật về vị trí trong câu. Khi học ngữ pháp, nếu bạn để ý phân tích từ loại và nghĩa thì bạn sẽ dần nhận ra quy luật sử dụng. Từ đó, bạn sẽ hiểu rõ sự khác nhau giữa các cách sử dụng của cùng một từ hoặc cụm từ trong các tình huống khác nhau.
Chỉ cần thay đổi tư duy học một chút thì bạn sẽ thấy mình tiến bộ rất nhanh!