Kể chuyện Stellar - Kỳ 1
6 năm về trước tôi hay đặt câu hỏi khi nhìn thấy 1 câu tiếng Anh.
Kiểu như câu này: She goes to school.
Cả “she” và “her” đều nghĩa là “cô ấy” mà tại sao dùng “she” mà không phải là “her”? Có nguyên lý gì không? Hay cứ thấy quen thì viết ra như vậy?
Tại sao viết là “goes”? Nếu viết “going” thì sao? Đúng hay sai?
Tại sao viết “goes to”? Nếu bỏ “to” đi có được không?
Thời điểm đó, tôi cũng ở trong tình trạng như nhiều người học tiếng Anh khác: Học các cấu trúc và làm bài tập theo cấu trúc có sẵn của các sách Ngữ pháp.
Nhưng tôi không hiểu được cái gốc rễ từ các cấu trúc đó.
Tôi và nhiều người khác luôn cảm thấy bối rối với các thuật ngữ: Đại từ ngôi thứ 2 số ít, đại từ ngôi thứ 3 số nhiều, động từ số ít…
Nếu học theo cấu trúc thì biết “She” đi với “goes” nhưng vấn đề là nếu viết “She đi với going, đi với go” thì sao? Nếu sai thì Tại sao lại sai?
Nếu thay “to” bằng “for” và viết “goes to school” thành “goes for school” là sai hay đúng?
Hoặc nếu thay “goes” bằng từ “comes” (cũng mang nghĩa là “đến”) có đúng không?
Và tôi luôn tự hỏi:
- Phải chăng cách học Ngữ pháp cũ không giúp người học thực sự hiểu gốc rễ, người học chỉ học vẹt cấu trúc có sẵn và làm bài tập theo mẫu như một người máy?
- Phải chăng cách học cũ mới chỉ dạy cái vỏ bên ngoài, người học được học cái gì biết cái đấy
- Phải chăng cách học đó làm cho người học sợ Ngữ pháp dù 1 chủ điểm Ngữ pháp học đi học lại nhiều năm?
- Phải chăng đó là lý do mà thi tốt nghiệp cấp 3 luôn có tới 50% học sinh có điểm tiếng Anh dưới trung bình?
Để tự trả lời cho các câu hỏi không có sách vở nào hỏi, cũng không có tài liệu nào có đáp án đầy đủ, tôi tự đi tìm câu trả lời cho mình.
Việc tìm tòi câu trả lời chỉ với mục đích để hiểu nguyên lý và gốc rễ của vấn đề. Có những câu hỏi tưởng như rất đơn giản như câu hỏi này:
- Tại sao ở thì hiện tại tiếp diễn dùng Động từ “to be” như “am, is, are…” nhưng các câu ở thì hiện tại hoàn thành lại dùng “to have”?
- Lý do là gì? Nguồn gốc là do sự đa dạng trong ngôn ngữ qua các thời kỳ khác nhau hay do thói quen sử dụng của người dân?
- Hay có một Quy luật gì ẩn dấu phía sau hay không?
Có những câu hỏi cần đến 7 ngày đọc hàng nghìn trang tài liệu khác nhau mới có được câu trả lời, có những kiến thức ngữ pháp đang dạy theo cách cũ phải tốn rất nhiều thời gian và khó ghi nhớ nhưng nếu được dạy 1 quy luật hoặc 1 sơ đồ tư duy thì người học chỉ cần học 1 lần duy nhất, là đủ.
Hành trình tự đặt câu hỏi và tự đi tìm câu trả lời kéo dài từ 2016 cho tới nay. Sau 6 năm, các câu trả lời được sắp xếp và móc nối với nhau thành 1 hệ thống Quy luật đầy đủ và logic. Những nội dung này chưa từng xuất hiện ở bất kỳ cuốn sách, giáo trình Ngữ pháp nào trước đây.
Và để dễ học hơn, ngoài câu từ giải thích theo Quy luật thì mỗi Quy luật đều có Sơ đồ tư duy kèm theo.
Bên cạnh đó, bài tập cũng phải được biên soạn riêng theo mô hình học Quy luật. Mục đích của sách bài tập này là người học phải đạt được các kết quả:
1. Thành thạo Ngữ pháp: Ở đây thành thạo không phải do học thuộc các cấu trúc mà người học phải phân tích, giải thích được các câu hỏi Tại sao như ở trên. Từ đó đánh giá được cách người khác đang làm là sai ở đâu và cần sửa như thế nào.
2. Nâng cao vốn từ vựng: Ai cũng nói rằng học từ vựng rất quan trọng nhưng học cách nào để hiệu quả và không chán, quan trọng là duy trì được mỗi ngày thì ít người đề cập. Nếu chỉ học từ vựng đơn thuần và nói rằng mỗi ngày học 10 từ, 20 từ thì chỉ có rất ít người kiên trì làm được. Đó là lý do mỗi một khoá học Ngữ pháp theo Quy luật đều có sách Bài tập được biên soạn riêng và phần học từ vựng được chú trọng.
(còn tiếp)