Đảo ngữ là như thế nào?

Đảo ngữ là hiện tượng đảo vị trí Động từ lên trước Chủ ngữ. Động từ ở đây được hiểu là Động từ chính và Trợ động từ.

Có trường hợp chỉ đảo Trợ động từ, có trường hợp đảo cả Động từ chính lên trước Chủ ngữ. Đảo ngữ được dùng để thay đổi nghĩa hoặc sắc thái biểu đạt của một câu.

 

Trường hợp 1: Câu bắt đầu với “here” (Đây) hoặc “There” (Đó) và Chủ ngữ là Danh từ (Cụm danh từ) thì đảo động từ lên trước Chủ ngữ.

Here comes Henry.
(Động từ "comes" được đảo lên trước Chủ ngữ là Danh từ riêng "Henry")

There goes the man.
(Động từ "goes" được đảo lên trước Chủ ngữ là Cụm danh từ "the man") 

 

Nếu Chủ ngữ là Đại từ thì không đảo ngữ.

Here you are.
(Động từ "are" không được đảo lên trước Chủ ngữ là Đại từ "you")

There he comes.
(Động từ "comes" không được đảo lên trước Chủ ngữ là Đại từ "he")

 

Trường hợp 2: Trong câu tường thuật trực tiếp, Chủ ngữ là Danh từ đứng sau từ asked và said.

“What do you mean?” asked Henry.
(Động từ "asked" được đảo lên trước Chủ ngữ là Danh từ "Henry")

Nhưng nếu Chủ ngữ là Đại từ thì không đảo ngữ.

“What do you mean?” he asked.
(Động từ "asked" không được đảo lên trước Chủ ngữ là Đại từ "he")

 

Trường hợp 3: Trong văn học, các câu bắt đầu bằng Trạng từ chỉ nơi chốn. 

On the bed lay a beautiful young girl. 
(Động từ "lay" được đảo lên trước Chủ ngữ là Cụm danh từ "a beautiful young girl")

 

Trường hợp 4: Câu hỏi Yes/No - Đảo trợ động từ lên trước Chủ ngữ

Are you coming tomorrow?
(Trợ động từ "are" được đảo lên trước Chủ ngữ là Đại từ "you")

 

Trường hợp 5: Had + S + Động từ dạng 5 = If + S + Had + Động từ dạng 5

Đây là cấu trúc rút gọn và đảo ngữ của câu điều kiện không có thực ở quá khứ (điều kiện loại III) dùng trong tình huống trang trọng.

If I had known what was going to happen, I would have warned you.

=> Had I known what was going to happen, I would have warned you.
(Trợ động từ "had" được đảo lên trước Đại từ Chủ ngữ I và lược bỏ từ điều kiện "if")

 

Trường hợp 6: Neither/Nor/So + Trợ động từ + S

“I’m hungry.” => “So am I.
(Động từ "am" được đảo lên trước Đại từ Chủ ngữ "I")

“I don’t like Mozart.” => “Neither/Nor do I.”
(Động từ "do" được đảo lên trước Đại từ Chủ ngữ "I")

 

Trường hợp 7: Trong tình huống trang trọng, đảo trạng ngữ phủ định và trợ động từ lên trước Chủ ngữ.

Under no circumstances can we accept cheques. (Chúng tôi không thể chấp nhận séc trong mọi trường hợp)
("Under no circumstances" là 1 Trạng ngữ hay cụm từ có chức năng như trạng từ. Nó mang nghĩa phủ định và được đảo lên đầu câu. Đồng thời, đảo Trợ động từ khuyết thiếu lên trước Đại từ Chủ ngữ "we")

Hardly had I arrived when trouble started. (Tôi vừa đến thì rắc rối bắt đầu)
(Hardly là 1 Trạng từ mang nghĩa phủ định, thường được hiểu là "gần như không". Nhưng trong câu này, "hardly" lại diễn tả nghĩa khác, đó là một điều "vừa mới" xảy ra trước 1 sự kiện nào đó. Trợ động từ "had" được đảo lên trước Đại từ Chủ ngữ "I".)

 

Trường hợp 8: Đảo ngữ với thành ngữ chứa “only”

Với từ only, chúng ta luôn phải viết trợ động từ trước Chủ ngữ, không đảo Động từ chính.

Only then did I understand what she meant. (Chỉ tới lúc đó tôi mới hiểu ý cô ấy)
(Trợ động từ "did" được viết trước Đại từ chủ ngữ "I")

Not only did we lose our money, but we were also in danger of losing our lives. (Chúng ta đã không chỉ mất tiền mà còn suýt mất mạng)
(Trợ động từ "did" được viết trước Đại từ chủ ngữ "We")

Bài viết cùng danh mục