Tại sao thêm “s/es” vào Động từ?

Trong tiếng Anh, ở Thì hiện tại đơn, đối với chủ ngữ là Danh từ số ít hoặc Đại từ ngôi thứ 3 số ít thì ta phải chia Động từ bằng cách thêm “s” hoặc “es” vào sau động từ. Tại sao lại có đuôi “s” hoặc “es” như vậy?

Những ngôn ngữ sử dụng sự đổi đuôi của từ để thể hiện chức năng ngữ pháp được gọi là “Ngôn ngữ đổi đuôi” (Synthetic Language). Trong các ngôn ngữ khác, chức năng ngữ pháp được thể hiện thông qua trật tự từ và chúng được gọi là “Ngôn ngữ trật tự” (Analytic Language).

Hầu hết các ngôn ngữ là sự pha trộn của 2 loại này. Không có ngôn ngữ nào thuần tuý là “synthetic” hay “analytic”. Một ngôn ngữ chủ yếu sử dụng đổi đuôi được gọi là “synthetic language”. Một ngôn ngữ chủ yếu sử dụng trật tự từ được gọi là “analytic language”. Theo thời gian, ngôn ngữ chuyển đổi dần từ “synthetic” sang “analytic”. Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ như vậy. Trong tiếng Anh cổ, hiện tượng đổi đuôi xuất hiện rất nhiều.

Ví dụ: Từ “gan” (ngày nay được thay bởi “go”) có các dạng đổi đuôi như sau:

            (I) ga

            (You) gaest

            (He/she/it) gaeth

            (You/we/they) gath

Trong suốt những năm 450-1066, nhiều bộ tộc Viking xâm chiếm vùng đất được gọi là “England” ngày nay. Người Viking nói ngôn ngữ giống tiếng Đức. Ngôn ngữ này cũng giống với tiếng Anh nhưng có sự khác nhau về hiện tượng đổi đuôi. Ví dụ, từ “walk”, tiếng Anh cổ nói là “walketh” thì tiếng Đanh Mạch nói là “walko”. Sự đổi đuôi cơ bản không làm thay đổi nghĩa nên khi nói mà có nói sai đuôi thì người nghe vẫn hiểu, dù hơi khó nghe. Sự đổi đuôi chủ yếu nhằm thể hiện tính chính xác của ngữ pháp và biểu thị thời gian. Vì sự lỏng lẻo về nghĩa nên theo thời gian sự đổi đuôi dần bị biến mất.

Về sau, khi người Pháp đến và cai trị nước Anh khoảng năm 1066, tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ của giai cấp thống trị. Điều này càng góp phần vào sự chuyển đổi từ “synthetic” sang “analytic”. Tiếng Anh dần du nhập thêm các từ chức năng Ngữ pháp như Giới từ. Từ đó, trật tự từ dần chiếm ưu thế trong thể hiện cấu trúc ngữ pháp. Tuy thế, hiện tượng đổi đuôi vẫn không hoàn toàn biến mất.

Tiếng Anh cổ có các dạng khác nhau cho Ngôi thứ 1, Ngôi thứ 2 và Ngôi thứ 3 trong tất cả các Thì. Ngày nay, Động từ tiếng Anh đã giảm số lượng dạng đuôi xuống còn 5 dạng, có động từ chỉ có 4 dạng.

Ví dụ:   go - goes - went - going - gone (5 dạng đuôi) 

            clean - cleans - cleaned - cleaning - cleaned (4 dạng đuôi)

Mặc dù đã có sự thay đổi thành ngôn ngữ dựa vào trật tự từ, nhưng tiếng Anh vẫn còn hiện tượng đổi đuôi khi chia động từ, tạo danh từ số nhiều, tạo sở hữu cách, tạo so sánh hơn, tạo so sánh nhất. Thêm “s/es” vào Động từ theo sau Danh từ số ít và Đại từ ngôi thứ 3 số ít ở Thì hiện tại đơn là một hiện tượng đổi đuôi không bị biết mất theo thời gian.

Bài viết cùng danh mục