Hành trình 6 năm kiến tạo chương trình Ngữ pháp theo Quy luật

Mọi hành trình luôn bắt đầu từ những câu hỏi

Chương trình Ngữ pháp theo Quy luật cũng bắt đầu từ những câu hỏi tưởng như rất bình thường, rất ngô nghê và chưa từng có sách nào làm như vậy.

Ví dụ với câu:

He gives her a sticker

Anh ấy đưa cho cô ấy một miếng dán

Là hàng loạt câu hỏi:

1. Tại sao từ “anh ấy” viết là “he”?

2. Tại sao từ anh ấy không viết là “him”?

3. Tại sao gọi là Tân ngữ? Chắc phải có lý do gì đó thì người ta mới gọi với tên như vậy?

4. Tại sao gọi là Đại từ? Liệu có phải Đại là “to, lớn” và Đại từ là “từ to lớn” không? Có vẻ không phải, không logic lắm? Vậy tại sao gọi là “Đại từ”? Liệu có liên quan gì tới cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh không?

5. Tại sao cả “he” và “him” đều mang nghĩa “anh ấy” mà có câu sử dụng “he” nhưng ở câu khác lại dùng “him”? Có quy luật logic gì không? Hay cứ học nhiều thành quen và làm bài tập theo cách như vậy?

6. Tại sao từ “đưa, cho” viết là “gives” ở câu này?

7. Các sách ngữ pháp cho biết cấu trúc là “Chủ ngữ + Động từ thêm [s/es]”, vậy tại sao tiếng Anh người ta lại thêm [s/es]? Có nguyên tắc logic hay nguồn gốc lịch sử gì không hay tự nhiên là như vậy?

8. Mà tại sao “He” lại đi với “gives”? Mình chấp nhận học thuộc theo cấu trúc như vậy hay có quy luật gì ẩn dấu ở phía sau không?

9. Từ “give” này có những dạng từ khác nào không? Liệu ở câu này nếu dùng các dạng từ khác của “give” là đúng hay sai?

10. Tại sao từ “cô ấy” ở câu này viết là “her” nhỉ? Có quy luật gì không?

11. Từ “She” cũng có nghĩa là “cô ấy”, nếu viết “she” thay cho “her” có được không? Nếu được thì lý do là gì? Hoặc nếu không được thì tại sao?

12. Tại sao viết “a” ở trong cụm từ “a sticker”?

13. Nếu bỏ “a” đi thì có đúng không? Nếu không đúng thì lý do là gì? Nếu sai thì tại sao lại sai? Có quy tắc gì để biết không hay phải học thuộc?

Và hành trình kiến tạo chương trình Ngữ pháp theo Quy luật bắt đầu từ đó.

Có những câu hỏi cần đến 7 ngày đọc hàng nghìn trang tài liệu khác nhau mới có được câu trả lời. Có những kiến thức ngữ pháp đang dạy theo cách cũ phải tốn rất nhiều thời gian và khó ghi nhớ nhưng nếu được dạy 1 quy luật hoặc 1 sơ đồ tư duy thì người học chỉ cần học 1 lần duy nhất, là đủ.

Hành trình tự đặt câu hỏi và tự đi tìm câu trả lời kéo dài từ 2016 cho tới nay. Sau 6 năm, các câu trả lời được sắp xếp và móc nối với nhau thành 1 hệ thống Quy luật đầy đủ và logic.

Từng câu chữ trong mỗi Quy luật đều được thử nghiệm và chỉnh sửa hàng trăm, hàng nghìn lần trước khi được đưa vào giảng dạy.

Sơ đồ tư duy được sử dụng để minh hoạ mỗi Quy luật giúp người học dễ liên tưởng và ghi nhớ kiến thức.

Cấu trúc mỗi bài học được thiết kế nhằm đạt được mục tiêu học tập cao nhất theo thang đo lường mức độ nhận thức Bloom.

Những nội dung của chương trình này chưa từng xuất hiện ở bất kỳ cuốn sách, giáo trình Ngữ pháp nào trước đây.

Bài viết cùng danh mục